Loại quả dại được ví như "vàng thực vật", có hương thơm hấp dẫn nhưng ít người biết mà thưởng thức

Google News

Loại quả mọc dại ở vùng miền núi, hương vị thơm ngon, có tác dụng đặc biệt trong việc trị ho.

Quả tỳ bà (nhót tây) có vị chua ngọt, mùi thơm kích thích vị giác. Cây mọc chồi vào mùa thu, nở hoa vào mùa đông, kết trái vào mùa xuân, chín vào đầu mùa hè, chịu mưa và sương của bốn mùa, được mệnh danh là "vua của các loại trái cây", "Vàng thực vật"...

Quả tỳ bà. (Ảnh minh họa). 

Từ quả đến lá tỳ bà đều có giá trị dược liệu tốt. Giáo sư Hoàng, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông kiêm trưởng khoa các bệnh về lá lách và dạ dày tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc  khẳng định tỳ bà là "vàng thực vật" vì công dụng tuyệt vời của nó. 

Quả tính mát, vị chua ngọt, kích thích ăn ngon, trợ giúp tiêu hóa, có tác dụng bổ phổi, giảm ho, tiêu khát, có thể dùng trị liệu ăn kiêng, chán ăn hoặc mất khí và giảm nôn, khô họng, có đặc tính làm ẩm cổ họng, làm ẩm phổi, giảm ho và giảm đờm. 

Quả tỳ bà chứa nhiều chất dinh dưỡng như caroten, vitamin và khoáng chất, chất béo, protein, natri, kali, sắt và phốt pho, giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể. Quả chất lượng tốt có hình bầu dục ngắn, vỏ màu vàng cam khi chín, lớp biểu bì có lông tơ hoàn chỉnh, quả không bị mềm hay phồng, không vết bệnh và sâu bệnh.

Làm thuốc trị ho cho trẻ từ quả tỳ bà

Nguyên liệu: 20 quả, 60 gam đường phèn, 600 ml nước.

Cách làm: Quả tỳ bà sau khi gọt vỏ, dùng dao rạch đôi, loại bỏ hạt và màng, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi cùng với đường phèn và nước, đun lửa vừa, cho đến khi thành dạng siro, để nguội, cho vào lọ dùng dần. 

Tại Việt Nam, quả tỳ bà được cho là một loại quả đặc sản ở Lạng Sơn. (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng trong một khẩu phần tỳ bà (khoảng 150g):

1. Vitamin A 1347I.U, giúp tăng cường thị lực.

2. Caroten 798μg, giúp tăng khả năng miễn dịch và bảo vệ niêm mạc.

3. Axit folic 12.4μg, giúp loại bỏ mệt mỏi, đồng thời là dưỡng chất cần thiết cho bà mẹ mang thai.

4. Kali 173mg, giúp điều hòa huyết áp và giúp lợi tiểu, loại bỏ phù nề.

5. Vitamin C 3,9mg, giúp chống stress. 

Cần lưu ý, những người tỳ hư, đờm ẩm không nên ăn hoặc ăn ít quả này, nếu không sẽ dễ gây đau bụng, tiêu chảy.

Tác dụng từng bộ phận cây tỳ bà:

Lá 

Nhiều người cho rằng quả tỳ bà có tác dụng giảm ho tốt nhất nhưng trên thực tế, lá mới là vị thuốc được sử dụng nhiều nhất và có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.  

Lá tỳ bà tính lạnh, vị đắng, thuộc kinh phế vị. Lá của quả có đặc tính giúp thanh phế nhiệt, dùng chữa ho có đờm, bổ phế nhuận phế, được dùng cho chứng ho khan không có đờm hoặc ít đờm, kèm theo khô miệng và họng.

Lá tỳ bà rất thích hợp với tính vị của dạ dày: vị đắng tính lạnh, có thể thanh nhiệt giảm khí trong dạ dày; vị ngọt tính lạnh có thể bồi bổ thể dịch, có thể dưỡng âm dạ dày, làm khô dạ dày. Vì vậy, lá tỳ bà dùng chữa nôn mửa do nhiệt dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên, lá tỳ bà có tính lạnh nên không thích hợp với người bị cảm ho, lạnh bụng buồn nôn.

Hoa 

Trong “Dược liệu bản thảo” có ghi, hoa tỳ bà có tác dụng nhuận họng, bổ phổi, hóa đàm và giảm ho, thanh hỏa hạ sốt, trị nhức đầu, cảm mạo, thông mũi.

Hoa của cây tỳ bà hình dẹt, tính hơi ấm, vị nhạt, quy vào kinh phế, có tác dụng tán phong, giảm ho.

Hoa của cây được phơi khô, dùng như trà, thêm đường phèn hoặc mật ong ăn kiêng, có tác dụng phòng cảm lạnh.

Rễ 

Rễ tỳ bà, kể cả khô hay tươi đều có thể dùng làm thuốc. Rễ cây có vị đắng, tính bình, có tác dụng giảm ho, thông sữa, giảm đau.

THÙY LINH (DỊCH TỪ SOHU) 

Bình luận(0)